THÔNG SỐ QUAN TRỌNG NHẤT KHI CHỌN DẦU NHỚT ĐỘNG CƠ | Ý NGHĨA THÔNG SỐ DẦU NHỚT
Bạn đang phân vân không biết chọn dầu nhớt động cơ hãng nào cho xe nâng của mình? Hãy cùng Thacoes tìm hiểu ý nghĩa các thông số dầu nhớt động cơ như sau nhé. Dầu nhớt động cơ xe nâng, động cơ ôtô hay máy công trình, tất cả đều có hai thông số quan trọng là cấp HIỆU NĂNG (còn gọi là phẩm cấp hoặc cấp chất lượng) API hoặc JASO và CẤP ĐỘ NHỚT SAE. Bạn nên xem kỹ bài viết trước khi quyết định thay loại nhớt động cơ nào cho xe nâng của mình
1. CẤP HIỆU NĂNG (PHẨM CẤP DẦU HAY CẤP CHẤT LƯỢNG)
- API (chữ viết tắt của American Petroleum Institute) đây là hiệp hội dầu khí Hoa Kỳ.
- API cho động cơ xăng: Thể hiện cấp chất lượng API là chữ “S” ở đầu ví dụ: SA, SB, SC, SE, SF, SG, … cho đến cấp chất lượng SN (mức độ cao nhất của cấp chất lượng API cho động cơ xăng), hiện tại chỉ có mỗi dầu nhớt dành cho xe ô tô con mới có cấp chất lượng đụng nóc này (trong đó có Castrol Magnatec với cấp chất lượng API SN hiện đang được phân phối rộng rãi tại nhiều đại lý ở Vietnam. Còn các dầu nhớt thông dụng cho xe máy thường là SF và SG.
- API cho động cơ diesel: Thể hiện cấp chất lượng API là ký hiệu chữ “C” đầu ví dụ: CA, CB, CC, CD, …trong đó chữ cái thứ 2 cho thấy tiêu chuẩn chất lượng của dầu nhớt, bắt đầu bởi chữ cái A. Chữ cái thứ 2 càng xa chữ A trên bảng chữ cái, dầu nhớt chất lượng càng tốt (ví dụ: SL tốt hơn SA).
- Một số loại dầu nhớt đáp ứng tiêu chuẩn cho cả động cơ xăng và động cơ diesel và có chỉ số đôi, ví dụ SL/CF.
- Người ta vẫn thường gọi chỉ số này là Phẩm chất nhớt hay Cấp nhớt, cấp nhớt càng cao thì phụ gia càng nhiều và cao cấp, đáp ứng các yêu cầu khắc nghiệt của các chi tiết máy xe đời mới.
- JASO (chữ viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization) đây là tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ôtô của Nhật Bản. Có nhiều tiêu chuẩn của JASO, tuy nhiên đối với loại xe 4 thì là JASO MA, còn xe 2 thì là JASO “FC”.
2. CẤP ĐỘ NHỚT SAE
- SAE (chữ viết tắt của Society of Automotive Engineers) dịch là hiệp hội kỹ sư tự động hóa, để dễ hiểu thì các công ty dầu nhớt gắn liền với tiếng Việt cho dễ nhớ là “Độ nhớt”. Độ nhớt phân ra làm 2 loại: đơn cấp và đa cấp.
* ĐỘ NHỚT ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
- Độ nhớt của dầu động cơ thay đổi theo nhiệt độ, vì vậy nhớt đa cấp được tạo ra để bảo vệ động cơ trong dãy nhiệt độ hoạt động. Thang đo SAE (Hiệp hội Kỹ sư Ô Tô) thể hiện số đo độ nhớt tại nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp. Đó là lý do độ nhớt trên chai nhớt bao gồm 2 chỉ số.
* ĐỘ NHỚT ĐƠN CẤP: Thường chỉ có ký hiệu SAE 40, SAE 50 (ví dụ: Shell Advance 4T SAE 40) độ nhớt giảm nhanh theo nhiệt độ dầu. Ở môi trường Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng loại dầu này. Tuy nhiên, khi máy còn nguội, dầu sẽ hơi đặc và không được bơm tốt lên các chi tiết máy, khả năng giải nhiệt của loại dầu đơn cấp cũng rất kém. Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy cắt cỏ, máy nông nghiệp, công nghiệp… hay để người sử dụng pha vào các phụ gia đặc biệt.
* ĐỘ NHỚT ĐA CẤP: Ký hiệu chia làm hai phần riêng biệt như SAE 20W-40, SAE 15W-40 độ nhớt của dầu theo nhiệt độ ổn định hơn so với dầu đơn cấp. Hơn nữa, độ loãng của dầu vẫn đảm bảo dù nhiệt độ thấp, do đó việc bơm dầu bôi trơn khi máy “nguội” sẽ tốt hơn…
- Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ “W” là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W.
- Những số đứng trước chữ “W” (còn gọi là thông số đầu) dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở -20ºC, dầu 15W khởi động tốt ở -15ºC.
- Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 10W, 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 10W, 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.
- Đứng sau chữ “W” ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại.
- Đây là ký hiệu độ nhớt tương đương khi ở nhiệt độ làm việc. Ví dụ với nhớt 10W40, khi ở nhiệt độ thường thì khá loãng, tương đương dầu Sae 10, nhưng ở mặt tiếp xúc các chi tiết máy có nhiệt độ cao, thì nhớt sẽ kéo màng với độ nhớt tương đương dầu Sae 40.
* ĐỘ LOÃNG CỦA NHỚT TẠI NHIỆT ĐỘ THẤP: Chỉ số nằm trước chữ W mô tả độ nhớt của dầu động cơ tại nhiệt độ thấp (W là viết tắt của Winter – Mùa đông). Chỉ số càng thấp thì dầu nhớt càng loãng. Dầu nhớt loãng tại nhiệt độ thấp là dầu nhớt tốt vì chúng chuyển động dễ dàng hơn và bảo vệ tốt cho động cơ khi khởi động tại trạng thái nguội. Nếu nhớt quá đặc khi khởi động, dầu nhớt sẽ khó vận hành trong động cơ và làm giảm khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
* ĐỘ ĐẶC CỦA NHỚT TẠI NHIỆT ĐỘ CAO: Chỉ số thứ 2 thể hiện độ nhớt vận hành của dầu động cơ. Chỉ số càng cao thì dầu nhớt càng đặc. Nếu tại nhiệt độ cao, dầu nhớt quá đặc thì sẽ khó bảo vệ động cơ hiệu quả. Độ nhớt phù hợp sẽ được hãng khuyến cáo sử dụng cùng tại liệu kèm theo xe nâng hàng. Thông thường với xe nâng hàng chỉ số nhớt phù hợp là 15W40
3. DẦU NHỚT ĐỘNG CƠ XE NÂNG
- Động cơ dùng cho xe nâng hàng chủ yếu các model động cơ như sau: KOMATSU 4D92LE; KOMATSU 4D94LE; KOMATSU 4D96LE; NISSAN K15; NISSAN K21; NISSAN K25; KOMATSU S4D95LE; KOMATSU SAA4D95LE; KOMATSU 6D102E; KOMATSU 6D102E; KOMATSU S6D102E; KOMATSU 6D102E; KOMATSU 6D102E; KOMATSU SAA6D107E; NISSAN TD27, MITSUBISHI S4S, MITSUBISHI S6S, ISUZU C240; ISUZU 6BG1; TOYOTA 4Y; TOYOTA 1FS; TOYOTA 1DZ-II; TOYOTA 2Z; 3Z; 4Z; 5Z; 6Z; 7Z; 8Z; 9Z; 10Z; 11Z; 12Z; TOYOTA 13Z; TOYOTA 14Z-II;...
- Chức năng của dầu nhớt động cơ là bôi trơn (giảm ma sát và giảm mài mòn) cho các bộ phận chuyển động trong động cơ, chống ăn mòn, làm mát, làm kín buồng đốt và làm sạch động cơ.
- Ngoài chức năng bảo vệ động cơ, dầu nhớt động cơ hiện đại còn phải có thời gian sử dụng dài và tương thích với các bộ phận xử lý khí thải được lắp trong động cơ.
* ĐỘ NHỚT SAE CỦA DẦU ĐỘNG CƠ XE NÂNG
- Độ nhớt của dầu động cơ được thống nhất đánh giá bằng cấp độ nhớt SAE do Hiệp hội các kỹ sư ô-tô của Mỹ (Society of Automotive Engineers) ban hành.
- Hệ thống độ nhớt SAE J300 đã được cập nhật, bổ sung nhiều lần để phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết và công nghệ chế tạo động cơ, lần cập nhật gần nhất là vào tháng 12/1999
- Cấp SAE càng lớn thì dầu càng đặc, các cấp độ nhớt W (Winter) là các độ nhớt lỏng để động cơ dễ khởi động vào mùa đông. Các cột tiếp theo là các số đo độ nhớt tương ứng. Các loại dầu nhớt động cơ đơn cấp, vd SAE 15W hoặc SAE 40 chỉ thích hợp cho một mùa.
- Các loại dầu nhớt động cơ đa cấp, vd SAE 15W-40, SAE 5W-30 sử dụng được quanh năm. Dầu nhớt đa cấp có dải nhiệt độ làm việc rộng, giúp động cơ dễ khởi động ở nhiệt độ thấp và bảo vệ tốt cho động cơ ở nhiệt độ cao.
- Tùy theo điều kiện thời tiết tại khu vực động cơ làm việc và tùy theo tính năng của động cơ mà nhà sản xuất động cơ có thể khuyến cáo các cấp độ nhớt SAE phù hợp.
* PHÂN LOẠI TÍNH NĂNG CỦA DẦU NHỚT ĐỘNG CƠ XE NÂNG
- Có nhiều tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn riêng của các nhà sản xuất động cơ để phân loại tính năng làm việc của dầu nhớt động cơ :
- Phân loại API của Viện dầu khí Mỹ (American Petroleum Institute) là phân loại phổ biến nhất.
- Phân loại ACEA của Các nhà sản xuất Ô-tô Châu Âu (Association des Constructeurs Européens de l’Automobile)
- Phân loại JASO của Tổ chức Tiêu chuẩn Ô-tô Nhật Bản (Japan Automobile Standards Organisation)
- Phân loại riêng của các hãng sản xuất thiết bị: Komatsu, Cat, Hitachi, Liugong, Toyota, TCM, Nissan, Mitsubishi.... các hãng sẽ có dầu bôi trơn chính hãng là vậy.
- Các tiêu chuẩn phân loại đều dựa trên các thử nghiệm lý hóa tính của dầu nhớt, các thử nghiệm động cơ trên băng thử và cũng có thể bao gồm các thử nghiệm thực tế trên đường.
* PHÂN LOẠI API
- Dầu nhớt động cơ xăng 4 thì
(*) API đã loại bỏ các phương pháp thử nghiệm các cấp dầu này, tuy nhiên một số cấp dầu nói trên vẫn còn được sử dụng ở nhiều thị trường.
- Dầu nhớt động cơ diesel
(*) API đã loại bỏ các phương pháp thử nghiệm các cấp dầu này, tuy nhiên một số cấp dầu nói trên vẫn còn được sử dụng ở nhiều thị trường.
* PHÂN LOẠI ACEA
- Phân loại ACEA được đưa ra từ 1996 để thay thế cho hệ thống phân loại cũ CCMC. Hệ thống phân loại ACEA được thay đổi nhiều lần và hiện nay tiêu chuẩn đang lưu hành là ACEA 2004. ACEA 2008 đã được ban hành và được áp dụng kể từ tháng 12/2010.
* PHÂN LOẠI ACEA 2008
- Dầu nhớt dùng cho động cơ xăng và diesel hạng nhẹ: A1/B1, A3/B3, A3/B4, A5/B5 trong đó Ax là cấp dầu nhớt dùng cho động cơ xăng, Bx là cấp dầu nhớt dùng cho động cơ diesel hạng nhẹ.
- Dầu nhớt dùng cho động cơ xăng và diesel hạng nhẹ có trang bị bộ xử lí khí thải: C1, C2, C3, C4
- Dầu nhớt dùng cho động cơ diesel hạng nặng: E4, E6, E7, E9
* CẤP ACEA THÍCH HỢP CHO ĐỘNG CƠ ĐƯỢC CÁC NHÀ SẢN XUẤT XE NÂNG KHUYẾN CÁO: Các cấp dầu Cx được đặc biệt pha chế để kéo dài tuổi thọ sử dụng của các thiết bị xử lí khí thải như DPF (Diesel Particulate Filter) và TWC (Three Way Catalyst). Các loại dầu này có thể có ít tro sun-phát (Sulphated Ash, SA), ít lưu huỳnh (Sun-phua, S) và ít Phốt-pho (P), gọi là dầu ít SASP.
4. ILSAC (HỘI ĐỒNG CHỨNG NHẬN VÀ CHUẨN HÓA DẦU NHỚT QUỐC TẾ) ĐIỀU CHỈNH TIÊU CHUẨN DẦU NHỚT QUỐC TẾ, NHƯNG CHỦ YẾU TRÊN QUAN ĐIỂM MỸ
ILSAC là cấp tính năng về dầu nhớt tạo ra bởi các Hiệp hội sản xuất xe hơi của Mỹ và Nhật, cùng các đại diện lớn của các Nhà sản xuất xe hơi Mỹ và Châu Âu. Chỉ số ILSAC thường cùng chung yêu cầu với API, nhưng ngoài ra tập trung nhiều hơn vào việc tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu khí thải. Chỉ số cao nhất hiện tại là ILSAC GF-5. Số càng cao, hiệu suất của dầu nhớt càng tốt.
5. ACEA (HIỆP HỘI CÁC NHÀ SẢN XUẤT XE Ô TÔ CHÂU ÂU)
ACEA là Cấp tính năng Dầu động cơ của Châu Âu. Tất cả dầu động cơ đều phải vượt qua một loạt những bài kiểm tra được cập nhật liên tục. Cấp tính năng ACEA dùng cho cả động cơ xe con và động cơ xe thương mại, và được chia thành 4 loại chính: A = Động cơ xăng B = Động cơ diesel C = Động cơ yêu cầu dầu nhớt phù hợp với bộ xử lý xúc tác khí thải E = Động cơ hạng nặng
6. CẤP TÍNH NĂNG OEM (NHÀ SẢN XUẤT THIẾT BỊ GỐC) ĐƯỢC PHÁT TRIỂN BỞI CÁC HÃNG SẢN XUẤT XE NÂNG
Ngoài các tiêu chuẩn thử nghiệm chung, hầu hết các nhà sản xuất xe nâng có những yêu cầu riêng biệt cho động cơ xe nâng và được thể hiện trong những cấp tính năng OEM. Để chứng minh một sản phẩm đạt cấp tính năng OEM, dầu nhớt cần vượt qua những bài kiểm tra OEM bổ sung. Hầu hết các OEM đều công bố danh sách những dầu nhớt đạt chuẩn, để người tiêu dùng biết được sản phẩm nào phù hợp với xe nâng của họ. Những chuẩn này đặc biệt quan trọng với xe nâng trong thời gian bảo hành.
CÓ THỂ BẠN ĐANG QUAN TÂM !
>>> MUA XE NÂNG HÀNG CŨ ĐÃ QUA SỬ DỤNG
>>> THUÊ XE NÂNG HÀNG MỚI HOẶC THUÊ XE NÂNG HÀNG CŨ
>>> DỊCH VỤ ÉP LỐP ĐẶC XE NÂNG HÀNG
>>> BẢNG GIÁ BỘ CÔNG TÁC XE NÂNG HÀNG
>>> BẢNG GIÁ BÌNH ĐIỆN ẮC QUY XE NÂNG HÀNG
>>> DỊCH VỤ SỬA CHỮA - BẢO DƯỠNG XE NÂNG HÀNG
>>> BẢNG GIÁ MÁY SẠC BÌNH ĐIỆN ẮC QUY XE NÂNG HÀNG
THACOES KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH AN KHANG - THỊNH VƯỢNG - NHƯ Ý!
Telephone (giờ HC) | 024 6686 8987 |
Hotline (24/7) | 08 9669 5959 |
Hợp tác & hỗ trợ | Hotro@thacoes.vn |
Kinh doanh | Duong@thaoces.vn |
Đừng bỏ lỡ
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG LÁI XE NÂNG HÀNG
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÌNH ĐIỆN ETERNITY
CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ LỐP XE NÂNG HÀNG | Ý NGHĨA MÃ LỐP XE NÂNG
ĐỘNG CƠ DIESEL | Ý NGHĨA CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ
LỐP XE NÂNG: NHỮNG ĐIỀU MÀ BẠN CẦN BIẾT
Mua Bán Xe Nâng Cũ tại Hà Nội - Xe Nâng Đã Qua Sử Dụng - Nhập Nhật Mới 90%
CẤU TẠO HỘP SỐ TỰ ĐỘNG XE NÂNG DÙNG BIẾN MÔ THỦY LỰC
Cấu tạo lốp xe nâng, hướng dẫn sử dụng và bảng giá lốp xe nâng
NHỮNG NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ GÂY HỎNG ĐỘNG CƠ XE NÂNG
ỐNG LÓT XY LANH ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG | ỐNG LÓT ƯỚT | ỐNG LÓT KHÔ
BỘ CÔNG TÁC XE NÂNG ATTACHMENT | GẬT GÙ | DỊCH GIÁ | KẸP GIẤY
Ý NGHĨA THÔNG SỐ KỸ THUẬT ẮC QUY XE NÂNG | CỌC TRÁI | CỌC PHẢI LÀ GÌ?
BẢNG GIÁ ẮC QUY ROCKET HÀN QUỐC | ẮC QUY KHÔ MIỄN BẢO DƯỠNG
DỊCH VỤ CHO THUÊ XE NÂNG HÀNG | GIÁ RẺ | DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG HELI | CPCD80-100-120
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG HANGCHA | CPCD80-100-120
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG HELI | CPCD40-45-50-60-70-80
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG HANGCHA | CPCD40-45-50-60-60-70-80
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG HELI | CPCD20-25-30-35 | ISUZU C240-4JG2
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG HELI | CPCD20-25-30-35 | ĐỘNG CƠ XINCHAI C490
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG HANGCHA | CPCD20-25-30-35 | ISUZU C240-4JG2
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG HANGCHA | CPCD20-25-30-35 | ĐỘNG CƠ XINCHAI C490
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG TCM | FD35-40-45-50C9 | ĐỘNG CƠ S6S
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG TCM | FD35-40-45-50T9 | ĐỘNG CƠ S6S
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG TCM | FD20-25-30 | C3Z-T3Z | C240
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG DẦU TOYOTA | 8FD35-40-45-50-60-70-80 | ENGINE 14Z-II
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG DẦU TOYOTA | FDZN20-25-30 | ENGINE 1DZ-II
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG XĂNG TOYOTA | FGZN20-25-30 | ENGINE 4Y
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG XĂNG TOYOTA | FG10-15-18-20-25-30-35 | ĐỘNG CƠ 4Y
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG DẦU TOYOTA | FD10-15-20-25-30-35 | ĐỘNG CƠ 1DZ-II, 2Z
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG DẦU MITSUBISHI | FD40-45-50-60-70 | ĐỘNG CƠ S6S
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG XĂNG MITSUBISHI | FG10-15-18-20-25-30-35 | ĐỘNG CƠ K15-K21-K25
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG DẦU MITSUBISHI | FD10-15-20-25-30-35 | ĐỘNG CƠ S4S-S4Q2
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG DẦU KOMATSU | FD100-115-135-150-160-200 | ĐỘNG CƠ 6D107
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG DẦU KOMATSU | FD35-40-45-50-60-70-80 | ĐỘNG CƠ 6D102
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG DẦU KOMATSU | FD35-40-45-50-60-70-80 | ĐỘNG CƠ 4D95
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG XĂNG-GAS KOMATSU | FG10-15-18-20-25-30-35 | ĐỘNG CƠ K15-K21-K25
LỊCH BẢO DƯỠNG XE NÂNG DẦU KOMATSU | FD10-15-18-20-25-30-35
DỊCH VỤ SƠN MỚI LẠI XE NÂNG HÀNG | THACOES
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ THAY LỐP ĐẶC XE NÂNG | VỎ ĐẶC XE NÂNG
XE NÂNG HẠ HÀNG HÓA LÀ GÌ? LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XE NÂNG
THÔNG SỐ QUAN TRỌNG NHẤT KHI CHỌN DẦU NHỚT ĐỘNG CƠ | Ý NGHĨA THÔNG SỐ DẦU NHỚT
NGUYÊN NHÂN VÀ LƯU Ý KHI ĐẠI TU ĐỘNG CƠ XE NÂNG
Bảng giá lốp đặc xe nâng hàng - New update 2024
DỊCH VỤ BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG XE NÂNG CHUYÊN NGHIỆP | THACOES
DẦU ĐỘNG CƠ NHIỄM NƯỚC NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH SỬ LÝ
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG LỌC TÁCH NƯỚC SEPAR FILTER | TÁCH 99.99% NƯỚC VÀ BẨN
CẤU TẠO XE NÂNG ĐIỆN NGỒI LÁI | THACOES
HƯỚNG DẪN TÌM PHỤ TÙNG THEO MODEL XE!
* DANH MỤC: Hãy lựa chọn Model xe và Hãng xe của bạn.
* BỘ LỌC: Giúp bạn tìm Vị Trí Phụ Tùng và Loại Phụ Tùng mình cần.
* Nếu bạn không thể tìm thấy phụ tùng cho xe của mình, xin đừng ngại! Hãy liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có cơ hội giúp bạn.
THACOES KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH AN KHANG - THỊNH VƯỢNG!
THACOES đại diện chính thức tại Việt Nam cho nhiều nhãn hàng uy tín. Chúng tôi cung cấp dịch chuyên nghiệp cho thiết bị các hãng TCM, KOMATSU, TOYOTA, MITSUBISHI, NISSAN, NYCHIU, UNI CARRIER, HELI, HANGCHA, BAOLI, EP, LINDE, STILL, JUNGHEINRICH, HYUNDAI, DOOSAN, CAT,...
Xin vui lòng liên hệ để nhận báo giá rẻ nhất!
KINH DOANH (24/7) | |
Em Minh | 089 669 5757 |
Em Ngân | 089 669 6767 |
Em Hiếu | 089 669 5775 |
Em Đức | 089 667 8877 |
HỖ TRỢ & KHIẾU NẠI | |
Hotline | 089 669 5959 |
Tele | 024 6666 9559 |
hotro@thacoes.vn |
Hãy để chúng tôi có cơ hội phục vụ bạn!
THACOES Trân Trọng cảm ơn!